Cha mẹ đã biết các dấu hiệu rối loạn ăn uống ở trẻ?

Nhiều trẻ tiểu học cũng đang quan tâm quá mức tới vấn đề cân nặng

Cha mẹ nên cẩn thận nguy cơ rối loạn ăn uống ở trẻ

Liệu bạn có đang bị rối loạn ăn uống?

Rối loạn ăn uống làm tăng nguy cơ nhiều vấn đề sức khỏe

Rối loạn ăn uống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn

Do áp lực từ bạn bè, môi trường ngày càng tăng, tình trạng rối loạn ăn uống đang ảnh hưởng tới cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học… Cha mẹ có thể tìm hiểu một số dạng rối loạn ăn uống thường gặp và dấu hiệu khi trẻ đang gặp phải tình trạng này:

Chán ăn

Tình trạng chán ăn thường được biểu hiện bởi việc tự bỏ đói bản thân và nhu cầu giảm cân quá mức. Trẻ bị chán ăn thường luôn lo lắng về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, không chịu ăn do lo sợ tăng cân. Trẻ bị chán ăn cũng thường có hình mẫu cơ thể lý tưởng là những người gầy.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị thiếu calorie, suy dinh dưỡng.

Rối loạn ăn uống khiến trẻ có cái nhìn sai lệch về cơ thể của bản thân

Chứng ăn - ói

Tình trạng này đặc trưng bởi thói quen ăn uống vô độ, sau đó người bệnh có xu hướng tự ép bản thân phải nôn ra bằng cách sử dụng ngón tay, thuốc nhuận tràng… để ngăn ngừa tăng cân. Cha mẹ nên cẩn thận khi thấy trẻ có dấu hiệu sưng mặt, bị chai ở mu bàn tay và hay tách mình ra khỏi bạn bè hay các hoạt động tập thể. Rất có thể bé đang mắc chứng ăn - ói.

Cuồng ăn

Trẻ cuồng ăn thường có thói quen ăn không kiểm soát

Cuồng ăn thể hiện ở thói quen ăn uống vô độ, không kiểm soát mà không lo tới việc tăng cân. Trẻ có thể biểu hiện tình trạng rối loạn ăn uống này khi mất khả năng kiểm soát hành vi ăn uống, nhưng đồng thời vẫn cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi.

Hạn chế ăn uống

Hạn chế ăn uống cũng gần giống như chứng biếng ăn khi trẻ có xu hướng né tránh, loại bỏ một số loại thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, trẻ bị hạn chế ăn uống thường không quan tâm tới hình ảnh cơ thể của bản thân hay việc tăng cân.

Điều này có thể khiến trẻ bị thiếu chất và calorie, dẫn tới suy dinh dưỡng, nhẹ cân hoặc tăng cân chậm. Cha mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu chán ăn (đặc biệt với một số thực phẩm nhất định), đau dạ dày và sợ nôn mửa nếu con mắc dạng rối loạn ăn uống này.

Để giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn ăn uống cho con, các bậc phụ huynh có thể trở thành hình mẫu lành mạnh cho bé. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên. Tốt hơn hết, không nên đưa ra ý kiến về trọng lượng, hình dáng của bản thân hay của người khác trước mặt trẻ. 

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ